Chọn “vào đời bằng lối nhỏ”, Genki Derma theo đuổi triết lý kinh doanh Nhật Bản
Lối đi riêng giữa thị trường khốc liệt là phục vụ bằng cả trái tim
Genki Derma ra đời trong bối cảnh thị trường làm đẹp hiện đã có quá nhiều thương hiệu định hình tại các thành phố lớn và hình ảnh thường gắn liền với người nổi tiếng hoặc “giới nhà giàu”. Nhất là tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… ngành thẩm mỹ, làm đẹp đã phát triển rực rỡ có thể nói là đến đỉnh điểm.
Khắp các thành phố đua nhau nở rộ các thương hiệu dạng chuỗi như Oracle, xuất phát từ ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc, mang nhiều dấu ấn làm đẹp kiểu Hàn, nhưng dường như danh tiếng của nền công nghệ thẩm mỹ này chỉ “nằm trong tay” một vài cái tên nổi bật.
Không hẳn là “sinh sau đẻ muộn”, vì nhà đồng sáng lập của Genki Derma đã có quá trình kinh doanh mỹ phẩm hàng chục năm từ công ty phân phối mỹ phẩm Hoa Anh Đào rồi tới Sakura, mà đặc biệt là nền tảng tiền đề, cũng như hệ thống khách hàng cũ nằm trong hệ sinh thái của hai công ty kể trên đã hỗ trợ cho thương hiệu mới khá nhiều.
Genki Derma ra đời tiếp nối sự thành công của những người “anh em” trước đó là công ty phân phối mỹ phẩm Hoa Anh Đào và Sakura.
Nhưng vì ra đời ở thời điểm mà thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt nên nếu muốn vượt lên trên cái “bóng” của các thương hiệu lâu đời, con đường đi đến thành công của Genki Derma không dễ “trải hoa hồng”.
Genki Derma buộc phải tìm lối đi riêng để vượt qua thách thức và câu chuyện khởi sự của phòng khám thẩm mỹ hướng tới mô hình dịch vụ kiểu Nhật này cũng có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
Trước hết, kết quả kinh doanh đáng nể khi theo thống kê có tới 90% khách hàng của Genki Derma là từ các nguồn thân thiết trước đó, được lan toả bởi phương pháp truyền miệng, minh chứng hoàn hảo cho công thức ngàn đời “hữu xạ tự nhiên hương”.
Nếu xét trên quan điểm rằng đó là yếu tố khách quan từ phía người dùng cũng đúng, nhưng chắc chắn phải thừa nhận một điều là để có được thành quả đó buộc phải xuất phát từ chiến lược chủ quan được các nhà sáng lập Genki Derma xác lập từ đầu và kiên trì đi theo đúng định hướng.
Bà Trương Thị Nguyệt, nhà đồng sáng lập Genki Derma tự sự: “Đa số chị em phụ nữ độ tuổi trên 40 đến 55 đều có vấn đề về da. Tốc độ lão hóa ngày càng đẩy nhanh, đặc biệt là ở thành thị, do ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, vấn nạn xã hội dẫn đến chị em có nhiều lo lắng, căng thẳng, stress dẫn tới nếp nhăn nhiều hơn, da chảy xệ xuống, chàm bớt xuất hiện ở vô số những vị trí không mong muốn… Chính vì vậy, chúng tôi xác định Genki Derma không phải chỉ là nơi thư giãn, làm đẹp kiểu hưởng thụ, mà là địa chỉ điều trị các bệnh lý về da, giữ gìn tuổi xuân cho chị em phụ nữ nhưng phải đảm bảo: giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài và củng cố sức khoẻ từ bên trong”.
Genki Derma định vị là địa chỉ điều trị các bệnh lý về da, giữ gìn tuổi xuân cho chị em phụ nữ nhưng phải đảm bảo: giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài và củng cố sức khoẻ từ bên trong.
Xác định như thế, nên Genki Derma cung cấp tới người làm đẹp những điều trị mang tính khoa học (clinical) và điều này cũng được thể hiện ngay từ cái tên, hướng tới con người vì Genki trong tiếng Nhật có nghĩa là khỏe và đẹp.
Khác với các phòng khám thẩm mỹ thường được trang hoàng lộng lẫy, khiến khách hàng mới tới lần đầu bị choáng ngợp, Genki Derma được thiết kế không gian tối giản kiểu Nhật, vừa vặn tiện ích nhưng cũng rất thân thiện, và vẫn hiện đại, thể hiện sự đầu tư trong tư duy kiến trúc. Điều này khiến khách hàng có thể cảm nhận tích cực rằng đến đây là được tiếp nhận quá trình điều trị một cách thực tế, hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Hơn nữa, không chỉ là chăm chút cho hình thức bề ngoài, không gian này cũng sẽ là phù hợp để ứng dụng phong cách phục vụ kiểu Nhật. Bà Nguyệt rất muốn đem tinh thần phụng sự kiểu Nhật về Việt Nam nên Genki Derma đã lựa chọn phong cách dịch vụ tận tâm, lan toả triết lý Omotenashi tới cộng đồng Việt.
Hiểu sâu về phong cách Nhật, văn hoá Nhật
“Tôi rất ấn tượng với các triết lý kinh doanh của người Nhật, mà nổi tiếng là câu chuyện huyền thoại về ông Kazuo Inamori. Có thể xem như đây là thần tượng của tôi. Trong lúc hãng hàng không quốc gia Nhật đã đệ đơn xin phá sản do kinh doanh không hiệu quả, nợ nần chồng chất, vậy mà một CEO ở vào lứa tuổi gần 80 như ông, lẽ ra đã được quyền nghỉ ngơi, lại ra tay cứu vớt, đưa hãng quay trở lại với thành công chỉ trong hai năm, và sau đó là cả chặng dài phát triển bền vững. Đó thực sự là một điều kỳ diệu. Tuy nhiên, bí quyết cốt lõi của điều kỳ diệu này lại không phải bất cứ cái gì thần bí, cao siêu mà chỉ là cách quản trị không cần áp đặt từ trên xuống dưới và khuyến khích trao đi dịch vụ từ trái tim đến trái tim. Tôi rất muốn áp dụng những bài học từ ông Kazuo Inamori với những trải nghiệm trong môi trường Việt Nam” – bà Nguyệt nói.
Huyền thoại về ông Kazuo Inamori, người đã vực dậy hãng hàng không quốc gia Nhật trước nguy cơ phá sản là người đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhà đồng sáng lập Genki Derma.
Từ trường hợp thành công không tưởng của nhà quản trị Kazuo Inamori, bà Nguyệt cho biết rất muốn Genki Derma phát triển theo hướng một phòng khám đậm chất Nhật từ thiết kế tối giản, quản trị yêu thương đến cả những ứng dụng triết lý kinh doanh Omotenashi.
Thông thường người Việt hiểu Omotenashi là phục vụ tận tâm. Nhưng triết lý Omotenashi không đơn giản như vậy.
Từ “Omotenashi” trong tiếng Nhật được ghép bởi hai chữ Omo và nashi, xoay quanh hai khái niệm cơ bản là phong cách dịch vụ tận tâm, chu đáo, chân thành, nhưng buộc phải kèm theo thái độ không giả tạo, không ngần ngại bất cứ điều gì, cũng không vụ lợi với mục đích chăm sóc chu đáo để nhận tiền tip hoặc phát triển kinh doanh.
Đội ngũ lan toả tinh thần Omotenashi buộc phải giữ niềm tin rằng chỉ có những hành động xuất phát từ trái tim mới chạm vào trái tim khách hàng.
Ở các nền thương mại đang phát triển, còn nhiều khái niệm chưa định hình, thì việc đi tìm đạo đức trong kinh doanh đã là khá khó khăn.
Trong khi đó, bà Nguyệt lý giải rằng người Nhật chia dịch vụ chăm sóc khách hàng ra làm 5 cấp bậc: Moral là có đạo đức, Manner là cư xử lịch sự, Service mang ý nghĩa dịch vụ chuyên nghiệp, Hospitality là lòng hiếu khách còn Omotenashi là đỉnh cao hội tụ của tất cả các yếu tố trên.
Người Nhật chia dịch vụ chăm sóc khách hàng ra làm 5 cấp bậc: Moral là có đạo đức, Manner là cư xử lịch sự, Service mang ý nghĩa dịch vụ chuyên nghiệp, Hospitality là lòng hiếu khách còn Omotenashi là đỉnh cao hội tụ của tất cả các yếu tố trên.
“Giá trị Nhật, văn hóa Nhật, tinh thần Nhật theo triết lý Omotenashi buộc phải bao gồm phục vụ khách hàng bằng hình thức đạt chuẩn và còn phải từ tận cái tâm sâu thẳm”. Nhà đồng sáng lập Genki Derma tổng kết: “Với mỗi người khách đã đến sử dụng dịch vụ của Genki Derma, phải làm sao cho khách cảm thấy hạnh phúc cả về tinh thần lẫn vật chất. Nhưng đồng thời, công việc đó cũng phải khiến cho cho nhân viên của Genki được hạnh phúc thì mới đúng là môi trường mà Genki Derma muốn tạo nên và lan toả những giá trị tốt đẹp trong xã hội Việt”.
“Mặc dù đậm chất Nhật, phản ánh tinh thần Nhật, văn hoá Nhật nhưng mặt khác vẫn phải rất “đương đại” bởi công nghệ làm đẹp đã đi rất xa. Chúng tôi học hỏi người Nhật về triết lý kinh doanh, mặt khác vẫn phải đảm bảo công nghệ hiện đại, tối tân nhất để thực sự đảm bảo chất lượng và an toàn cho việc điều trị cho khách hàng.” – Bà Nguyệt giải thích lý do vì sao Genki Derma đã đầu tư toàn bộ máy móc thiết bị tối tân, đắt giá nhất.
Chẳng hạn như phải kể đến là Thermage FLX – công nghệ trẻ hóa da giúp căng da mặt, xoá các vết nhăn, tạo gương mặt thon gọn và làn da săn chắc hơn ngay sau một liệu trình và duy trì kết quả tới nhiều năm sau.
Mặc dù học hỏi và theo đuổi triết lý kinh doanh của người Nhật, Genki Derma vẫn chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, tối tân nhất để đảm bảo chất lượng và an toàn cho việc điều trị cho khách hàng.
Theo các bác sĩ của phòng khám, xu hướng thẩm mỹ không phẫu thuật, ít xâm lấn được yêu thích nhờ ưu điểm như không đau, không để lại di chứng và không mất thời gian nghỉ dưỡng. Phương pháp này hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, sốc thuốc.
Phát triển bền vững trên thị trường “nóng”
Một yếu tố nữa dẫn tới thành công của Genki Derma có lẽ chính là việc đưa những dịch vụ cao cấp về cho đối tượng phụ nữ trung niên ở các tỉnh thành xa, ngoài các thành phố lớn nhất là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Đây cũng là chiều sâu đáng kể trong cách tư duy xây dựng doanh nghiệp của các nhà sáng lập Genki Derma.
“Chị em phụ nữ ở đâu cũng có quyền được hưởng thụ cuộc sống, được chăm sóc và có thể làm đẹp như nhau. Thay vì các chị em phụ nữ có điều kiện tài chính phải tìm về các thành phố lớn để làm đẹp thì chúng tôi mang dịch vụ tới cho họ, với tinh thần phụng sự và chất lượng hoàn hảo” – Bà Nguyệt nói.
Những nghệ nhân trà đạo của Nhật có thể dành cả năm trời chỉ để tìm ra được bộ ly tách phù hợp với khách thưởng trà, doanh nghiệp theo đuổi nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi cũng vậy. “Doanh nghiệp ứng dụng Omotenashi nghĩa là nhân viên phải dành rất nhiều thời gian để quan sát, trò chuyện với khách hàng và nỗ lực thực hiện công việc tốt nhất trong khả năng của mình” – bà Nguyệt cho biết.
Không phải chỉ là để “đối đầu” với việc “sinh sau đẻ muộn” nên mới phải tìm lối đi riêng, Genki Derma đã ứng dụng những bài học thành công trong phong cách quản trị doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ tới khách hàng, lan toả những triết lý tuyệt vời nhưng còn chưa nhiều người biết, và sâu hơn nữa, là việc hướng về khách hàng nông thôn, phục vụ đối tượng có thể không mang lại doanh số bằng các khu vực thành phố nhưng lại là thị trường tiềm năng và rất đỗi nhân văn.
Phân tích mọi khía cạnh thành công của Genki Derma, để thấy rõ hơn rằng, trong một thị trường “nóng” như hiện tại chắc chắn hướng phát triển bền vững của bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải là tìm lối đi riêng, xây dựng giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
P/s: Bài viết có sử dụng tài liệu sưu tầm
No Comments