6 cách để không trở thành Work Zombie
Không biết bạn đã bao giờ nghe đến “Work Zombie” bao giờ chưa? Nhưng mà Hân thì đã được nghe qua khá nhiều rồi.
Để hiểu rõ đó là gì và cách để không trở thành Work Zombie, cùng đọc chia sẻ của Hân nhé.
“Work zombie” là gì?
Work zombie chỉ người người mất hứng thú trong công việc nhưng không nghỉ việc. Đặc biệt là dân công sở, khi họ không hết lòng vì công việc và không có ý chí cải thiện. Nhưng họ cũng không rời bỏ công việc hiện tại” là trạng thái “thờ ơ tiêu cực”.
Lí do vì sao lại có “Work Zombie”?
Thường sẽ vì dự án công ty lớn phức tạp khiến những người này áp lực, căng thẳng. Thêm vào đó công ty không có chính sách đãi ngộ tốt, tăng ca thường xuyên. Điều này làm cho nhân viên không còn sự hứng thú với việc họ đang làm. Tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường làm việc.
Vì sao các công ty không sa thải các “Work Zombie”? Vì đơn giản họ không nhận ra sự tồn tại của Work Zombie, và cũng sẽ tốn thời gian đào tạo nhân lực mới.
Vậy 6 cách nào để không trở thành Work Zombie?
Hãy nhìn vào bức tranh lớn
Bạn có bao giờ dừng lại và lùi lại một bước để nhìn lại những gì bạn đang làm không?
Bởi bạn rất dễ bị cuốn vào những điều nhỏ nhặt và mất tập trung vào bức tranh lớn. Chẳng hạn như phạm vi công việc hoặc mục tiêu công việc dài hạn của bạn.
Lùi lại một bước giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Và cho phép bạn tập trung lại vào những việc quan trọng. Giảm cả căng thẳng và lo lắng về hiệu suất làm việc.
Tìm ý nghĩa trong công việc của bạn
Bạn còn nhớ ngày đầu đi làm, trong bạn mang đầy sự nhiệt huyết. Bạn khao khát cống hiến và mong muốn tạo sự khát biệt?
Nhưng giờ đây bạn đã đánh mất mục đích, lí do. Bạn bị cuốn vào vòng quay của một công việc bế tắc. Rồi sau đó bạn căng thẳng vì công việc ấy trở nên vô nghĩa.
Hãy đi tìm ý nghĩa ở công việc bạn làm, thử sức ở một vị trí mới hoặc tìm một công việc mới. Điều này sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và thích đi làm trở lại.
Kiểm tra khối lượng công việc của bạn
Bạn có đang làm việc quá sức? Có phải bạn đang ôm quá nhiều việc?
Nếu bạn là sếp, hãy thuê người giúp bạn, hoặc giao bớt cho người khác. Như vậy để có thể thực hiện tốt hơn công việc của mình. Nếu bạn được tuyển dụng, hãy thảo luận với sếp để giảm tải công việc.
Điều này sẽ giúp bạn làm tốt nhiệm vụ của mình và trở nên hạnh phúc hơn.
Nghỉ ngơi một lát
Bạn có phải người thái quá khi nghĩ rằng làm việc suốt bữa trưa? Hiếm khi nghỉ giải lao sẽ làm tăng hiệu suất công việc không?
Nó không. Bộ não của bạn cần thời gian để nghỉ ngơi và tránh xa mọi thứ. Bao gồm cả công nghệ, không chỉ tăng hiệu suất công việc, mà còn cho phép mức độ căng thẳng của bạn giảm xuống.
Kết nối với đồng nghiệp
Bạn nghĩ rằng thời gian dành cho mối quan hệ với đồng nghiệp là thời gian “lãng phí”?
Các mối quan hệ công việc vui vẻ, lành mạnh có tác động ticshc ực đến cả mức độ căng thẳng của bạn. Bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng đến cả mức độ bạn thích công việc của mình.
Hãy lắng nghe, chia sẻ với đòng nghiệp những điều tích cực, vướng mắt trong cuộc sống. Điều này giúp bạn giảm bớt căng thẳng và môi trường làm việc cũng trở nên gần gũi hơn.
Ngủ đủ giấc
Bạn có thức dậy muộn và quay cuồng để đi làm kịp giờ? Đã đến lúc phải thay đổi. Hãy ngủ đủ 7-9 tiếng một ngày và hãy chợp mắt ít nhất 10p vào buổi trưa.
Bạn hãy thử ngủ sớm, sáng hôm sau dậy sớm, đắm chìm vào ánh nắng ban mai và thong thả tới chỗ làm. Ngày hôm ấy sẽ rất tuyệt vời đấy.
Zombie là tên gọi dùng để chỉ những nhân viên không gắn kết với doanh nghiệp, nhưng lại không ra đi. Từ đó những zombie này gây ảnh hưởng trầm trọng tới văn hóa công sở và hiệu suất kinh doanh của cả công ty. Điều đáng báo động, số lượng zombie công sở đang ngày một tăng lên và có xu hướng trẻ hóa.
Tuy nhiên, để giảm thiểu được tình trạng này, bạn vẫn có nhiều cách để có thể cân bằng nó. Hy vọng những cách mà Hân chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn tránh được tình trạng trở thành “Work Zombie”.
No Comments