Chúng ta có thể vô thức đánh giá người khác chỉ bằng một hành động hoặc lời nói nhất thời. Ta cũng có thể cảm thấy mình rất tệ dù chỉ phạm một sai lầm nhỏ.

Và chúng ta cũng thường tự cho rằng mình biết người khác nghĩ gì trong đầu. Những lối suy nghĩ này đã hình thành từ sớm. Do chúng ta học được từ xung quanh và quen thuộc đến mức có thể cảm thấy nó bình thường và tự nhiên.

Nếu những lối suy nghĩ đó tiêu cực sẽ tác động xấu đến chúng ta và cả những người xung quanh? Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và hạnh phúc trong cuộc sống sau này. Vậy làm thế nào để thay đổi nếu chúng ta luôn có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực?

Thực tế là chúng ta có thể thay đổi cảm xúc của mình bằng cách thay đổi lối suy nghĩ. Điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là nhận ra cách mình suy nghĩ có lành mạnh hay không. Sau đây là 5 biểu hiện cho thấy chúng ta đang có những lối suy nghĩ không lành mạnh.

1. Tất cả hoặc không gì cả (All or nothing thinking)

Lối suy nghĩ tất cả hoặc không có gì hình thành khi chúng ta cho rằng nếu mình không thể làm tất cả một cách hoàn hảo. Hoặc nếu mình không thể sửa đổi mọi thứ cùng một lúc thì điều đó có nghĩa chúng ta cũng không hoàn hảo. Hoặc chúng ta là kẻ thất bại.

Điều này là khá phổ biến. Và bạn có thể nói điều gì đó kiểu như “Tôi đã thi trượt kì tuyển dụng” vì bạn nhận được điểm kém. Hoặc bạn cũng có thể nghĩ rằng nếu bạn không thể làm điều gì đó một cách hoàn hảo thì tại sao lại phải làm chúng.

Ví dụ với A, anh ấy biết rằng anh ấy nên tiết kiệm tiền nhưng anh ấy nợ nần quá nhiều. Nên việc cố gắng thoát ra gần như không thể. Có thể anh ấy sẽ nói rằng “Ồ tôi đang lún sâu vào đống nợ nên chẳng sao khi tôi mua thêm chiếc đồng hồ ưa thích”. Việc suy nghĩ theo cách này thường khiến bạn cảm thấy chán nản vô vọng và có lý do để từ bỏ.

2. Lối suy nghĩ trắng đen (Black and white thinking)

Bạn có thường suy nghĩ mọi chuyện một cách cực đoan không? Góc nhìn của bạn có theo hướng tiêu cực hoặc bản thân bạn luôn suy nghĩ kiểu một chiều? Bạn có thể nói điều gì đó như thể mình chỉ là kẻ thất bại hoặc “Anh ta không bao giờ lắng nghe tôi”. Hay “Tôi là người duy nhất ở đây hoàn thành công việc đúng cách”…

Bạn có thể bắt gặp chính mình đang có lối suy nghĩ trắng đen này. Khi bạn có thói quen sử dụng những từ ngữ cực đoan như không bao giờ, hoàn toàn, khủng khiếp… hay không

3. Lối tự suy diễn ý nghĩ của người khác (Mind reading)

Lối tự suy diễn chính là việc ai đó cho rằng mình hiểu được suy nghĩ trong đầu người khác. Và họ giả định rằng mọi người không thích mình. Có người còn tự tin cho rằng mình biết đối phương cảm thấy thế nào về bản thân. Bạn có thể nói những điều như “Không ai thích tôi”, “Mọi người đang đánh giá tôi”, “Sếp của tôi chắc đang nghĩ rằng tôi không đủ năng lực”.

4. Dán nhãn (Labeling)

Dán nhãn có thể hiểu đơn giản là việc bạ đánh giá “toàn bộ” một cá nhân/ sự việc. Dù chỉ dựa trên một hoặc vài những đặc điểm/ hành động. Nhưng thực tế, bản chất của con người không được phản ánh chỉ bằng một hành vi nhất thời.

Ví dụ như thay vì nói anh ta mắc lỗi thì họ cho rằng hàng xóm của mình là một kẻ ngốc. Hoặc khi phạm một sai lầm nào đó dù là nhỏ hay lớn thì bạn có thể luôn cho rằng mình là kẻ thất bại hoàn toàn. Việc này tương tự với đánh giá và gán cho người khác những từ ngữ tiêu cực. Ví dụ như “anh ta là một kẻ ngu ngốc”, “cô ấy lúc nào cũng cư xử tệ”… 

Khá nhiều người đang mắc kẹt vào chính những lối suy nghĩ không lành mạnh của mình. Thực tế là bản chất của con người không được phản ánh chỉ bằng một hành vi nhất thời và nó không như những gì chúng ta cảm thấy.

Ai cũng có khả năng học hỏi, thay đổi, cải thiện và phát triển bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Đây là lý do tại sao sự méo mó về nhận thức lại có hại đến mức chúng tạo ra một thực tế. Ở đó, sự thay đổi gần như là điều không tưởng.

Chúng khiến bạn cảm thấy bị mắc kẹt và bế tắc mà không biết thoát ra bằng cách nào. Trong khi thực tế bạn chỉ cần rèn luyện một số kỹ năng, nhận được sự giúp đỡ phù hợp, kịp thời. Để bạn có thể thay đổi cuộc sống của chính mình và sống cuộc đời bạn xứng đáng có được.