Giai đoạn dịch khó khăn diễn ra, tình hình tài chính của mọi nhà cũng trở nên khó khăn ít nhiều. Ai cũng cần sinh sống, nhưng bạn có nhận ra mình mua nhiều hơn cần thiết?

Chúng ta ý định mua chỉ một thứ, và khi ra về lại tay lại xách nhiều thứ không liên quan. Thời buổi khó khăn rồi, nên đừng để “túi tiền” mình cạn đi vì những chiêu thức này nhé.

“Mê cung” cửa hàng

“Mê cung” cửa hàng hay được biết đến là The Gruen Transfer. Phương thức này là khi người bán bài trí cửa hàng một cách rối răm. Bắt buộc khách hàng phải đi nhiều, xem nhiều đồ hơn. Và cứ như vậy, khách hàng sẽ mua nhiều hơn dự tính.

IKEA cũng đã áp dụng phương pháp này, và khiến khách hàng đi hết cửa hàng. Khách hàng sẽ ph

ải đi cả showroom trước khi đi đến ra ngoài.

Bắt chước cử chỉ

Khi mới gặp, nhân viên cửa hàng có xu hướng bắt chước cử chỉ của bạn. Các hành vi bắt chước có thể là nháy mắt, phổng mũi, nhướng mày… Hoặc các cử chỉ vuốt tóc, chỉnh kính, để tạo thiện cảm, dễ chốt đơn.

Không lâu sau, bạn sẽ cảm thấy thích điều gì đó ở người bán hàng. Bạn có thể trở nên “dễ gần” vì đối phương nhìn thấy chính mình trong họ.

Trả góp

Chúng ta thường mắc bẫy của việ “trả góp”. Chiếc bẫy này khiến chúng ta nhầm tưởng rằng trả góp sẽ rẻ hơn. Hoặc là do suy nghĩ trong tương lai sẽ có nhiều tiền hơn để thoải mái trả cho sản phẩm.

Tuy nhiên, thực tế, bạn sẽ phải trả nhiều hơn giá gốc do có lãi suất, phụ phí hay lạm phát.

Chia nhỏ theo lượng tiêu dùng hàng ngày

“Với giá một cốc cà phê mỗi ngày, trong vòng 2 tháng bạn có thể mua một chiếc máy pha cà phê của chúng tôi. Để uống cà phê trong sự thoải mái của nhà bạn, mãi mãi về sau.”  Bằng cách này thì cảm giác chiếc máy 1.5 triệu cũng khá rẻ nếu bạn uống cà phê mỗi ngày.

Số lẻ

Hân nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng khá rõ về thủ thuật này. “Chiêu” này khá phổ biến với tất cả chúng ta. Thay vì giá là 300,000 đồng thì là 297,000 đồng. Tuy nhìn và giá thấp hơn không đáng kể, nhưng khách hàng có xu hướng chọn 297,000 đồng hơn.

Ánh trăng “dối lừa”

Khi các bạn đến với một nền tảng thương mị nào đó chắc chắn sẽ gặp rất nhiều câu khẩu hiệu. Vì dụ như:

  • Hàng giới hạn
  • Chỉ còn 3 sản phẩm duy nhất
  • 2999009 người đang xem sản phẩm này

Hãy giữ tỉnh táo nhé, vì đây cũng là một chiêu thức khiến bạn muốn mua sản phẩm hơn. Vì như những gì bạn thấy thì có vẻ đây sẽ là sản phẩm rất được săn đón. Do đó, bạn cũng muốn mình có một sản phẩm như vậy.

FOMO (Fear of Missing Out)

Hiệu ứng tâm lý sợ bỏ lỡ một điều gì đó khi đứng ngoài trào lưu đám đông. Ví dụ bạn sẽ thấy rất nhiều người đã mua sản phẩm mà bạn đang xem. Nhưng cảm nhận về sản phẩm hay họ đã thực sự mua gì thì bạn không thể biết. Kết quả là bạn sẽ rơi vào “bẫy” một lần nữa để mua sản phẩm đó.

Trên đây là một số “chiêu” bán hàng mà Hân nghĩ mình có thể chia sẻ với các bạn. Để giúp các bạn có lựa chọn tốt hơn trong mua hàng, và còn giữ vững tài chính của mình, hy vọng bạn sẽ tỉnh táo hơn khi mua sắm.

Ngoài ra, nhất là trong thời buổi tài chính khó khăn, việc trang bị cho mình thêm kiến thức cũng là một điều cần thiết. Vì vậy, đừng để bản thân dễ dàng rơi vào “bẫy” mua hàng của một số sản phẩm mà mà không thực sự cần.

Và một lần nữa, tối giản những gì có thể và hãy nên mua thứ gì đó khi bạn thực sự cần. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm mua sắm thật thú vị nhé.