Gần đây, Hân có đọc qua báo cáo của PwC về tình hình doanh nghiệp khi Covid xảy ra. Nhìn chung, các doanh nghiệp nỗ lực triển khai để cắt giảm chi phí. Bây giờ, hậu Covid cũng thay đổi định nghĩa về chi phí với doanh nghiệp.

Đặc biệt kể từ khi Covid-19 xuất hiện thì việc tái cấu trúc doanh nghiệp trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang quay trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới” cần có những động thái chủ động. Từ đó, kịp thời từ phía các doanh nghiệp để định hình lại về cơ cấu tổ chức tương lai.

Chuyển dịch để tăng cường sức bền và tính linh hoạt

Các doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát, củng cố các nguồn lực trong nền kinh tế thay đổi không ngừng. Đây được xem như một nhiệm vụ không tách rời quá trình sản xuất kinh doanh.

Nhất là khi doanh nghiệp có những dấu hiệu như thiếu việc làm, hệ thống quản lý và dây chuyền công nghệ lạc hậu, lợi nhuận giảm… Dưới đây là chiến lược chính góp phần hỗ trợ doanh nghiệp để thích ứng với những biến đổi do đại dịch.

Thiết lập lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

COVID-19 làm gia tăng thiếu hụt về kỹ năng để đáp ứng chiến lược kinh doanh linh hoạt của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi như sau:

  1. Thị trường đã có những thay đổi gì? Khách hàng, nhà phân phối, đối thủ thay đổi gì? Xuất hiện thêm xu hướng hay gián đoạn gì?
  2. Giải pháp giá trị phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19 là gì?
  3. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên vài ý tưởng mà mình có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế của doanh nghiệp là gì?
  4. Doanh nghiệp đã đầu tư đủ vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư chuyển sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?

Câu hỏi sẽ giúp doanh nghiệp xác định năng lực cần phải có để đạt được lợi thế trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển.

Để định hướng trước những biến động hiện nay, các doanh nghiệp cần nhanh nhạy áp dụng tư duy mới. Từ đó, đẩy nhanh việc áp dụng và chủ động mang đến thay đổi trong doanh nghiệp của mình.

Xác định những diểm khác biệt

Nên có sự tinh gọn trong quy trình, để đầu tư và phát triển. Cần xác định các lĩnh vực đã thay đổi và phương pháp phù hợp nên áp dụng để ứng phó. Các nhà lãnh đạo sẽ cần giải quyết các vấn đề trước mắt, và luôn nhận thức tương lai sẽ luôn biến động.

Các chiến lược ứng phó trong ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp của “hành động dứt khoát” và “đầu tư chiến lược”. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được kết quả xứng đáng. Điều này đúng đối với phương án mà doanh nghiệp đang đặt cược vào.

Các lĩnh vực đã thay đổi:

  • Thương mại: Sự tăng tốc kỹ thuật số, dịch chuyển về nhu cầu có khả năng tác động đến thay đổi môi trường cạnh tranh.
  • Vận hành: Khủng hoảng nguồn cung cấp đã khiến trọng tâm thay đổi. Cụ thể, từ hiệu quả sang khả năng phục hồi và linh hoạt.
  • Cho phép và tuân thủ: Lãnh đạo nên hiểu rõ những điều thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Và xác định làm thế nào mang lại kết quả tốt nhất.
  • Chuỗi giá trị: Xem xét tiềm năng cho mô hình lực lượng lao động mới trong thời kì mới.

Đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới

Đặt ra mục tiêu cụ thể, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Cuộc khủng hoảng là thời điểm tinh thần mọi người cần liên tục được củng cố. Nhà lãnh đạo nên hành động để khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Sau đó phát triển những hành vi này thành phương thức vận hành mới. Và tuyên truyền rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết. Có rất nhiều cách vận hành đã thay đổi do cuộc khủng hoảng, dưới đây là một số ví dụ nổi bật:

  • Trao quyền tự quyết cho các bộ phận để tự giải quyết vấn đề.
  • Phối hợp vượt qua những hạn chế của hệ thống phân quyền và chức năng nhiệm vụ.
  • Thể hiện sự đồng cảm, lòng biết ơn và giá trị của việc không ngừng học hỏi.
  • Tự chịu trách nhiệm về các quyết định, và chấp nhận sự không hoàn hảo

Nhân viên có niềm tin vào triển vọng tương lai của doanh nghiệp và mong muốn được đóng góp. Tuy nhiên, lãnh đạo cần thừa nhận rằng  nơi làm việc sẽ không trở lại như trước cuộc khủng hoảng.

Trên đây là những chia sẻ mà Hân nghĩ khá bổ ích để bạn tham khảo trong việc xây dựng doanh nghiệp. Nó có thể được áp dụng bất kì lúc nào. Và có lẽ, càng phù hợp hơn với giai đoạn hậu Covid, để doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần phải nhận diện sự dịch chuyển là tối cần thiết trong giai đoạn này. Đồng thời, việc trở lại như trước cuộc khủng hoảng Covid-19 trong nhiều trường hợp là không thể.

Do đó, doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh hợp lý về mục tiêu, chiến lược, mô hình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, quy trình vận hành và nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Có như vậy, mới có thể “chung sống” với những ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài của đại dịch.