Yêu thương bản thân có ích kỷ?
Yêu thương bản thân và ích kỷ, trên thực tế, chúng đối lập nhau. Sự ích kỷ bắt nguồn từ không yêu thích bản thân.
Nếu ta quan sát kĩ, những động lực vô thức, chúng ta sẽ phát hiện thấy kiểu người ích kỷ. Về cơ bản là không yêu thích bản thân anh ta, đúng hơn là, anh ta ghét mình một cách sâu sắc.
Phụ nữ chúng ta đang sống trong một xã hội bận rộn với quá nhiều trách nhiệm. Và đôi lúc yêu bản thân lại bị xem là ích kỷ. Liệu yêu thương bản thân có thực sự ích kỷ?
Yêu thương bản thân thật sự là gì?
Hân nghĩ chắc ai cũng sẽ hiểu được định nghĩa của sự “yêu bản thân” mà Hân đang nói đây. Nó có thể là tình yêu trong tôi lớn lên dần một chút, tôi cho đi nhiều hơn mỗi ngày… Vậy tóm lại, chúng là gì?
1. Không ngược đãi
Không ngược đãi cơ thể bằng những thói quen không lành mạnh. Thói hành hạ cơ thể cũng khiến bản thân bạn sẽ bị tổn thương nhiều.
Bên cạnh đó, tâm trí cũng rất quan trọng. Tránh để tinh thần suy nghĩ tiêu cực, bi quan về các giá trị bên trong. Một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương.
“Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.
2. Thấu hiểu
Để yêu thương bản thân, dành cả đời cũng chưa chắc học được. Có lúc nghĩ rằng mình đã thực sự dành tình yêu thương cho bản thân rồi, lại thêm nhiều thách thức. Những lúc đó lại nghĩ hóa ra mình chưa thực sự yêu bản thân.
Mỗi cá thể luôn có một chất riêng biệt. Cái “tôi” của tôi cũng luôn có một chất riêng biệt. Thấu hiểu để nhận ra tôi không giống ai, và cũng chẳng ai giống tôi. Thấu hiểu để tôi biết tôi và bạn khác nhau như thế nào, để tôn trọng sự riêng biệt.
Vì sao yêu thương bản thân có là sự ích kỷ?
Hân đã rất nhiều lần suy nghĩ về câu hỏi này. Hân thấy rằng yêu bản thân, nói ngắn gọn chính là sống vì mình. Và ích kỷ cũng như vậy. Vậy sống vì mình chính là ích kỷ sao? Không, dĩ nhiên rồi. Bởi “vì mình” trong hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Chúng ta đều có lâu đài riêng mình!
“Mối tình” lâu dài, sâu sắc, quan trọng nhất là yêu chính bản thân mình. Đôi lúc, mọi người nghĩ rằng nó có vẻ ích kỷ, hoặc tự cao tự đại. Điều này khiến ta tin rằng nên hướng ra bên ngoài – thay vì bên trong. Nhưng khi đối xử tốt với mình, bạn sẽ dần cải thiện hình ảnh bản thân. Là tiền đề cho bạn bước sang trang mới.
Bạn yêu lấy mình để hiểu rõ rằng bản thân quý báu như thế nào. Bạn sở hữu, bạn khát khao và rất cần những điều rất riêng của mình. Để có thể hiểu rằng mỗi người đều có lựa chọn của mình. Ai cũng có những sở thích, niềm đam mê và ước mơ khác nhau, tất cả chúng ta. Rồi ta giữ thăng bằng nội tâm và trao gửi yêu thương một cách không vị kỷ.
Lắng nghe tiếng lòng của lý trí
Đối với Hân, hai tiếng thiêng liêng nhất trong tiếng Việt đó là “yêu thương”. Và yêu bản thân chính là tự tạo yêu thương, giữ gìn yêu thương và rời bỏ khi không còn yêu thương. Muốn làm được điều đó, phải để lý trí lên tiếng. Khi:
- Mình giữ được thăng bằng trên đối chân của mình, ta mới đủ sức để cõng thêm người khác.
- Trái tim ta đủ dung lượng, ta mới có thể yêu thương, chấp nhận và bao dung.
- Ta tha thứ cho bản thân mình, ta mới có thể tha thứ cho người khác.
Tóm lại, khi ta đủ thăng bằng nội tâm, ta mới đủ sức trao đi tình yêu thương vô điều kiện. Và trao nó đến với tất cả.
Nếu ai đó nói bạn rằng bạn đang ích kỷ, thì đừng quá lo lắng. Bởi nếu bạn trao đi quá nhiều, quá mức mà cần thiết, lâu dần chỉ khiến người ta thấy nặng nề, phiền phức. Đổi lại, khi bạn cho đi như thế, đòi hỏi được nhận lại cũng tăng cao hơn rất nhiều. Khi nhu cầu không được đáp ứng, mối quan hệ sẽ dần tiến vào ngõ cụt.
Ranh giới “ích kỷ” và “yêu thương bản thân” dù mong manh, vẫn là tâm ý của chúng ta trong mỗi hành động. Khi bạn bối rối, đó là lúc bạn cần nhìn lại mình, xem xét hay điều chỉnh lại. Rồi bạn sẽ tự có câu trả lời thỏa đáng nhất cho bản thân. Chắc hẳn, khi bạn làm mọi việc với đầy đủ yêu thương thì yêu thương sẽ dẫn dắt bạn tới một lựa chọn đúng đắn nhất.
No Comments